Bánh Canh Cua Linh Nha Trang

Bánh canh là gì? Khám phá ẩm thực đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ

Ngô thị Trúc Uyên
Ngày 25/08/2023

Nhắc tới ẩm thực Đông Nam bộ sẽ không thể thiếu được món bánh canh vô cùng nổi tiếng và đặc trưng. Với sự kết hợp từ các nguyên liệu vô cùng dễ kiếm và quen thuộc, bánh canh mang đến hương vị cực kỳ khó cưỡng và rất phong phú khi mỗi địa phương lại có những dấu ấn ẩm thực riêng cho món ăn này. Vậy, bánh canh là gì? Món ăn này có điểm gì đặc biệt mà hấp dẫn đến vậy? Nếu như bạn đang tò mò về món ăn này thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khám phá về món bánh canh là gì? 

Bánh canh là một trong những món ăn của ẩm thực Việt Nam. Đây là một trong những món đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ và có rất nhiều phiên bản khác nhau khi mỗi một địa phương nhất định lại có hương vị bánh canh đặc trưng riêng. Tuy nhiên, điểm chung của bánh canh vẫn là nước dùng sền sệt được nấu từ tôm, cá kết hợp với sợ bánh canh được làm từ bột, ăn kèm với các loại topping như giò heo, cua, ghẹ, tôm, thịt,... tùy theo từng vùng miền. Và chính sự kết hợp này đã mang đến một món banh canh rất đặc biệt khi khác biệt hoàn toàn so với các món nước khác của Việt Nam như phở hay bún.

Mỗi một người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân vùng Đông Nam Bộ thì bánh canh chính là món ăn gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với quá trình trưởng thành của mỗi người. Đây là một món ăn dân dã mà bất cứ người con Đông Nam Bộ nào cũng mê mệt và không bao giờ biết ngán. 

Sợi bánh canh thường được làm thủ công từ bột sắn, bột mì hay bột gạo. Đôi khi cũng được làm từ sự kết hợp của bột gạo và bột sắn. Bột sau khi được trộn sẽ cán thành từng tấm và cắt thành các sợi bánh canh với chiều rộng lớn hơn sợi phở nhưng lại ngắn hơn về chiều dài. Các sợi bánh sau khi được cắt ra sẽ cho vào nước sôi đến lúc vừa chín tới thì mới vớt ra để sử dụng với nước dùng đặc trưng.

Là một món ăn sinh ra từ những vùng nông thôn, thế nhưng giờ đây, bánh canh đã có một hành trình phát triển khi xuất hiện ở cả những nhà hàng sang trọng với các món ăn đặc trưng của đất nước Việt Nam. Điều này cho thấy được bánh canh chính là tinh hoa ẩm thực Việt khi chứa đựng các giá trị lớn hơn so với một món ăn đơn thuần. Chính vì vậy mà được thưởng thức một tô bánh canh chính hiệu là ước muốn của rất nhiều người con xa quê, khi hương vị ấy chính là nỗi nhớ quê nhà và là nỗi niềm mà chẳng dễ để có thể bày tỏ với ai.

2. Những món bánh canh đặc trưng trong ẩm thực Việt

Bánh canh không chỉ có 1 phiên bản mà có tới 4 loại bánh canh khác nhau trong ẩm thực Việt Nam. Các loại bánh canh phổ biến hiện nay có thể kể đến như bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh bột xắt và bánh canh bột mì. 

2.1. Bánh canh bột gạo

Bánh canh bột gạo là loại bánh canh có sợi làm từ bột gạo, vì thế mà màu của sợi bánh này sẽ thiên về màu trắng chứ không trong như sợi làm từ bột lọc. Để bánh canh được ngon nhất thì gạo để làm sợi bánh phải là gạo ngon, được chọn lựa kỹ càng.

Để làm thành sợi bánh canh từ bột gạo thì bạn sẽ cần phải tuân thủ các bước trong quy trình chế biến. Đầu tiên, gạo dùng làm sợi bánh sẽ cần được vo với nước nhiều lần cho đến khi nước vo gạo thật trong, tiếp đến, gạo sẽ được đem đi xay để thành bột gạo.

Với bột gạo có được, bạn có thể làm sợi bánh canh với thành phần bột gạo 100% hoặc có thể trộn thêm cùng với bột sắn hoặc bột lọc để sợi bánh dẻo và dai hơn. Tỷ lệ pha trộn thường là 60% bột gạo và 40% bột sắn hoặc bột lọc hoặc tùy theo khẩu vị của mỗi vùng miền mà có thể điều chỉnh để sợi bánh sao cho vừa miệng ăn nhất.

Bột cần được trộn đều tay để tạo thành một khối bột dẻo vừa đủ, khi cho vào máy hay tự cắt thành sợi không bị nhão hay nát mất sợi bánh. Và khi sợi đã được làm ra thì sẽ cho vào nước sôi để luộc vừa chín tới và sử dụng với nước dùng cũng như các loại nguyên liệu đặc trưng khác trong món bánh canh. Như vậy là một tô bánh canh hoàn chỉnh đã được hoàn thiện.

Bánh canh bột gạo là loại bánh canh phổ biến nhất nhưng cũng đa dạng nhất khi mỗi địa phương lại có sự biến tấu trong cách làm sợi bánh canh. Vì thế mà hương vị cũng sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.

2.2. Bánh canh bột lọc

Bánh canh bột lọc là loại bánh canh có màu trong suốt, thường được làm từ bột sắn lọc hoặc bột năng lọc. Bên cạnh đó thì sợi bánh canh sẽ có trộn thêm chút bột gạo và tùy theo độ dẻo mong muốn của bánh canh mà bạn sẽ cho nhiều hoặc ít bạo gạo, thậm chí là có thể bỏ qua thành phần này.

Độ dai của bánh canh bột lọc không chỉ phụ thuộc vào loại bột mà cách trộn và nhào bột cũng có sự tác động không kém. Loại bánh canh này được xem là đặc trưng của Sài Gòn khi kết hợp với cua hoặc ghẹ, tạo nên một hương vị cực kỳ khó quên . Bất cứ ai khi đến Sài Gòn đều phải thưởng thức cho mình một tô bánh canh bột lọc trước khi rời đi để nhớ mãi hương vị ấy.

2.3. Bánh canh bột xắt

Bánh canh bột xắt được làm từ bột gạo, nhưng gọi là bột xắt vì bột sẽ được nhào sau đó được xắt ra để thành sợi bánh canh. Vì thế mà có tên như vậy.

Để làm bánh canh bột xắt thì bạn cũng sẽ cần ngâm gạo, vo gạo thật sạch với nước, tiếp đến là treo gạo trong một túi vải để ráo nước trước khi đem xay thành bột.

Bột gạo được tạo ra sẽ cần cho thêm nước, trộn đều tay sao cho bột không bị nhão. Tiếp đến, chia bột thành những phần nhỏ hơn, dùng cái chai cán dẹt bột, lúc này, bột sẽ dính vào thành chai. Khi đó, một tay sẽ quay cái chai và tay còn lại sẽ xắt bột thành sợi bánh canh. Sợi bánh được xắt ra sẽ cho vào nước luộc chín tới. Và đó chính là quy trình để làm bánh canh bột xắt.

2.4. Bánh canh bột mì

Bánh canh bột mì phổ biến ở miền Bắc và miền Trung, đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế,... Vì được làm từ bột mì nên bánh canh bột mì khá giống với sợi mì phiên bản to và được chia làm 2 loại: bánh canh bột mì khô, bánh canh bột mì tươi. 

Để có thể làm ra bánh canh bột mì khô thì công đoạn sẽ vất vả hơn một chút. Các bước ban đầu vẫn là vo gạo, xay gạo, nhào bột, cán và cắt thành từng sợi bánh canh. Tuy nhiên, đến công đoạn này thì sợi bánh sẽ cần được mang đi phơi khô đến một độ nhất định thì mới có thể làm thành bánh canh khô. Còn bánh canh tươi thì bạn sẽ thực hiện như thông thường là cho vào nước sôi để đun đến khi sợi bánh chín thì có thể vớt ra và sử dụng. 

Nhìn chung, để có sợi bánh canh bột mì ngon thì bạn sẽ cần phải có kỹ thuật nhào nặn bột khéo léo, dẻo dai. Như vậy thì mới có thể đảm bảo được độ ngon của sợi bánh canh làm ra.

Viết bình luận của bạn

Bánh canh là gì? Khám phá ẩm thực đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ

Nhắc tới ẩm thực Đông Nam bộ sẽ không thể thiếu được món bánh canh vô cùng nổi tiếng và đặc trưng. Với sự kết...

Ngày 25/08/2023
Xem thêm

Bánh canh Sài Gòn "biến tấu" từ đủ vùng miền

Có thể nói Việt Nam có bao nhiêu xứ từ miền Trung trở vào thì có bấy nhiêu nhan sắc bánh canh. Sài Gòn là...

Ngày 25/08/2023
Xem thêm

Cách nấu bánh canh cua biển thơm ngon đơn giản tại nhà

Bánh canh cua là một món ăn hết sức thân thuộc với mọi người. Hương vị sợi bột bánh canh dai dai kết hợp cùng...

Ngày 25/08/2023
Xem thêm

Đăng ký nhận tin

Kết nối với chúng tôi

icon icon

Giỏ hàng